Trong khuôn khổ seri
Men’s Futures mà B. Bình Dương tổ chức trong 3 tháng qua là thời cơ để các tay
vợt Việt Nam cọ sát và “thử lửa” dần với môi trường quần vợt thế giới.
Các tay vợt trẻ như Lý Hoàng Nam
trưởng thành hơn nhiều qua những sân chơi thuộc hệ thống Men's Futures. Ảnh:
Như Huy.
Ông Lê
Việt Cường Tổng thư kí LĐQV Bình Dương từng chia sẻ chắc nịch rằng: “Việt
Nam nên tổ chức những giải như Men’s Futures hơn là Challenger”.
Trong hệ thống các giải đấu của Hiệp hội quần vợt nhà nghề thế giới, các giải
Challenger được đánh giá cao hơn rất nhiều với Men’s Futures.
Không nói quá xa xôi, nhà vô địch
Challenger sở hữu đến 90 điểm thưởng, trong khi ngôi vương ở Men’s Futures chỉ
nhận được 18 điểm. Vậy do tại sao vào thời điểm này, quần vợt Việt Nam lại cần
những giải Men’s Futures hơn chứ không phải giải Challenger đẳng cấp cao?
Trong
nhiều năm qua, Men’s Futures không được các tay vợt chú trọng
nhưng nó là bước chạy đà đầu tiên của tất cả các tay vợt trên con đường trở
thành tay vợt đẳng cấp. Tại các nước có quần vợt đỉnh cao, Liên đoàn thường chú
trọng tổ chức những giải Men’s Futures hơn là Challenger. Vậy nên mới có chuyện
Thổ Nhĩ Kỳ một năm có đến 52 giải đấu nằm trong hệ thống này, Ai Cập ít hơn
nhưng cũng sở hữu cho mình 43 giải. Trong khu vực Đông Nam Á, Thái Lan duy trì thường niên 9 giải mỗi năm, trong khi một quốc gia ngay cạnh chúng ta là Campuchia
cũng có 3 giải “truyền thống”.
http://tennis247express.blogspot.com/
0 nhận xét:
Đăng nhận xét